Trong nhiều thập kỷ, các công cụ chẩn đoán đã góp phần cải thiện chăm sóc bệnh nhân bằng cách cho phép bệnh nhân và bác sĩ đưa ra các quyết định y khoa sớm hơn và chính xác hơn.

Tuy nhiên, những công cụ này vẫn còn bị đánh giá thấp, một nhà vô địch thầm lặng. Không thể phủ nhận đại dịch COVID-19 đã giúp nâng cao nhận thức về vai trò của các giải pháp chẩn đoán trong phòng ngừa và quản lý dịch bệnh. Ai có thể nghĩ vào đầu năm 2019 rằng từ “PCR” hoặc “xét nghiệm kháng nguyên” lại trở nên nổi bật trong ngôn ngữ hàng ngày trên toàn thế giới?

Trước khi đại dịch xảy ra trên thế giới vào năm 2020, kỹ thuật PCR đã được sử dụng để chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm như cúm, viêm gan vi-rút hoặc HIV.

Một loạt các giải pháp chẩn đoán hiện có sẵn hoặc đang được phát triển cho hầu hết các bệnh phổ biến nhất hiện nay, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim mạch, nhiễm trùng huyết và các bệnh truyền nhiễm khác. Các giải pháp này được sử dụng để phát hiện bệnh hoặc sự hiện diện của vi trùng, vi-rút hoặc các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nhưng đó không phải là tất cả. Các giải pháp chẩn đoán cũng đang được sử dụng để xác định các lựa chọn điều trị phù hợp cho một bệnh nhân cụ thể và tình trạng hoặc bệnh của họ cũng như có thể theo dõi phản ứng của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị đó.

Nhận thức được giá trị của chẩn đoán, Tổ chức Y tế Thế giớiđã tạo ra “Danh sách giải pháp chẩn đoán thiết yếu”, bao gồm các chẩn đoán in-vitro nên có ở tất cả các quốc gia để tăng cường chẩn đoán kịp thời và cứu sống bệnh nhân.

Tiếp cận chẩn đoán là ưu tiên toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ kỳ vọng vẫn chưa được đáp ứng với mức kinh phí cần thiết để thực hiện. Tăng khả năng tiếp cận chẩn đoán đòi hỏi ngân sách phù hợp và sự cải tiến.1

Vì vậy, làm thế nào để đảm bảo nguồn kinh phí bền vững cho các giải pháp chẩn đoán để mọi người trên thế giới có thể tiếp cận và lần lượt nhận được sự chăm sóc phù hợp nhất? Chúng ta có cần các mô hình tài trợ mới để mang lại sự cải tiến y khoa cho mọi người không? Những cơ chế hoặc sự hợp tác hiện có nào có thể được tận dụng để đảm bảo sự tiếp cận công bằng đến các giải pháp chẩn đoán hiện tại và trong tương lai?

Các Chuyên gia Hội đồng Cố vấn (Advisory Council Experts)của chúng tôi sẽ giúp đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này trong các những phần Atlas tiếp theo. Trước khi tìm hiểu thêm những phần tiếp theo, hãy dành một chút thời gian để đọc qua

Đảm bảo tiếp cận công bằng đến các giải pháp chẩn đoán cũng là một cách cải tiến chăm sóc sức khỏe.

Tương lai của ngành chẩn đoán sẽ như thế nào? Làm cách nào để các công cụ chẩn đoán và số hóa hỗ trợ việc cải tiến ngành chăm sóc sức khỏe? Sự cải tiến có thể giúp vượt qua những thách thức về tiếp cận chăm sóc sức khỏe?

Đây là một số câu hỏi quan trọng mà Tiến sĩ Durhane Wong-Rieger và ông Thomas Schinecker sẽ trả lời trong phiên podcast dưới đây do ông Vivienne Parry điều hành.

Phiên thảo luận trực tuyến giữa các diễn giả của chúng tôi về giá trị thay đổi cuộc sống của chẩn đoán với sự tham dự của Tiến sĩ Durhane Wong-Rieger, ông Thomas Schinecker và ông Vivienne Parry.

Công ty TNHH Roche Việt Nam
Số ĐKKD: 0310805269 - Ngày cấp: 09/04/2011, được sửa đổi lần thứ 8, ngày 14/01/2020
Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
Địa chỉ: Tầng 27, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: [email protected]

Trang này gồm các thông tin về sản phẩm hướng tới đông đảo bạn đọc và có thể có những thông tin sản phẩm không có hiệu lực tại quốc gia của bạn. Xin lưu ý rằng chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bất cứ hành vi truy cập thông tin nào vi phạm quy định, quy trình pháp lý, đăng ký và sử dụng tại quốc gia của bạn.